Mạ PVD là gì và ứng dụng của chúng như nào? Trong bài viết này Kingin xin gửi tới quý vị những thông tin cơ bản, dễ hiểu về công nghệ mạ PVD và các ứng dụng trong ngành nội thất.
1, Cơ bản về mạ titan PVD
Mạ vàng titan hay mạ PVD là cộng nghệ mạ tiên tiến nhất hiện nay. Trước khi công nghệ mạ PVD ra đời, các sản phẩm mạ vàng thường có độ bền màu thấp, dễ bong tróc. Công nghệ mạ PVD ra đời giúp cả thiện rõ rệt lớp mạ, cho sản phẩm màu sắc sáng bóng như mạ vàng truyền thống nhưng bền màu gấp nhiều lần, khó bong tróc.Nhờ đó tuổi thọ của vật liệu cũng tăng lên gấp nhiều lần.
Kết hợp mạ PVD với lõi thép không gỉ (Inox) cho ra đời các sản phẩm cứng cáp từ trong ra ngoài. Điển hình nhất trong ngành gia công inox nội thất là sự kết hợp giữa mạ PVD và Inox 304 (Inox 304 có đặc tính chống ăn mòn cực tốt và khả năng gia công tuyệt vời).
>> Tham khảo 50+ mẫu: bàn trà inox mạ vàng
Bây giờ chúng ta tiếp tục đi vào tìm hiểu nguyên lý của công nghệ mạ PVD.
2, Tìm hiểu chuyên sâu về mạ titan PVD
PVD viết tắt của “physical vapor deposition” là công nghệ xi mạ mới không gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng phương pháp “bay hơi lắng đọng vật lý” trong môi trường chân không nhằm tạo khả năng mạ ở cấp độ các nguyên tử khí.
Cụ thể, quy trình mạ diễn ra trong 4 giai đoạn: Bốc hơi kim loại > vận chuyển ion > phản ứng > lắng đọng.
- Bốc hơi kim loại (evaporation): đây là bước mà kim loại chuyển từ thể rắn sang thể hơi. Cụ thể, các nguyên tử kim loại điện cực Titannium (Ti), Zirconium(Zr) , Chrome(Cr)… tách rời khỏi điện cực do sự hội tụ năng lượng nguồn tại điểm catot (cathode), điểm catot di chuyển trên bề mặt catot làm cho nó phá vỡ liên kết tinh thể, tan chảy và bốc hơi, những nguyên tử kim loại Ti, Zr, Cr…. va chạm với các điện tử và các ion khác có trong môi trường plasma để trở thành những ion Ti+, Zr+, Cr+, Ti++, Zr++, Cr++…
- Vận chuyển ( transportation): là quá trình các ion dưới tác dụng của điện trường di chuyển tới sản phẩm cần mạ.
- Phản ứng (Reaction): các ion kim loại được vận chuyển kết hợp với các ion của khí tạo thành hỗn hợp khí có màu sắc. Các phản ứng giữa các hợp chất khác nhau cho ra các màu sắc khác nhau.
- Lắng đọng (deposition): là quá trình lắng đọng các hợp chất kim loại – khí (TiN, TiCN, ZrN, CrN, CrC…) để tạo ra lớp phủ trên bề mặt sản phẩm.
-
Video quá trình cho sản phẩm vào lò mạ (nguồn: mapvd)
Nhờ quá trình phức tạp, lớp mạ của PVD có độ bám dính cao, bóng mịn, bền bỉ. Mạ PVD đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, tiêu biểu là đồ nội thất và trang sức. Các ứng dụng của mạ PVD trong ngành nội thất sẽ được viết cụ thể trong một bài khác.
Quý vị có nhu cầu làm các mẫu trên hoặc bất kỳ mẫu nào khác, vui lòng gọi: 0989.056.928
Hy vọng bài viết đã giúp quý vị giải đáp câu hỏi Mạ PVD là gì?. Nếu quý vị có nhu cầu làm các sản phẩm inox mạ PVD vui lòng tham khảo xưởng gia công inox mạ vàng PVD.
>> Các dự án gia công inox tiêu biểu của Kingin